Đang gửi

ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẤY

30/11/2018

Bên cạnh những ích lợi to lớn mà ngành công nghiệp sản xuất giấy mang lại thì vẫn còn tồn đọng các vấn đề về tình trạng môi trường, mà cụ thể là xuất phát từ nước thải. 

Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất giấy không chỉ giữ vai trò trọng điểm trong nền kinh tế nước nhà, mà còn vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội bởi giấy là mặt hàng không thể thiếu trong mọi hoạt động của con người hàng ngày.

Song, bên cạnh những ích lợi to lớn mà ngành công nghiệp sản xuất giấy mang lại thì vẫn còn tồn đọng các vấn đề về tình trạng môi trường, mà cụ thể là xuất phát từ nước thải. Nếu xử lý nước thải ngành giấy không triệt để và đúng tiêu chuẩn đầu ra thì sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vậy, nước thải ngành giấy phát sinh từ những nguồn nào?... vi sinh xử lý nước thải ngành giấy được ứng dụng ra sao?... ECOCLEAN xin mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Tính chất nước thải ngành giấy và ứng dụng của chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải giấy

Các nguồn nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất giấy, nước thải phát sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau.

a. Dòng thải từ quá trình nấu và rửa sau nấu

Chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, hóa chất nấu và một phần sơ xợi. Nước thải phát sinh thường có màu đen nên được gọi là dịch đen chứa từ 25% - 35% nồng độ chất khô, tỉ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ khoảng 70:30. Trong đó:

    - Thành phần hữu cơ: Là lignin hòa tan vào dịch kiềm, sản phẩm phân hủy Hydratcacbon, axit hữu cơ,…

    - Thành phần vô cơ: Gồm những hóa chất nấu chủ yếu là kiềm Natrisunphat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm. Ngoài ra, còn có một phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, Na2CO3.

b. Dòng thải từ công đoạn tẩy trắng

Tại các nhà máy, công đoạn này thường áp dụng phương pháp hóa học hoặc bán hóa học. Vì thế, các hợp chất hữu cơ, lignin hòa tan,… kết hợp với chất tẩy ở dạng độc hại có khả năng tích tụ sinh học như các hợp chất Clo hữu cơ. Thông thường, khi tẩy bằng cách hợp chất chứa Clo, các thông số ô nhiễm như BOD rơi vào khoảng 15 - 17kg/tấn bột giấy, COD rơi vào khoảng 60 - 90kg/tấn bột giấy,…

c. Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy

Nước thải ở công đoạn này chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lững, các phụ gia như: nhựa thông, phẩm màu,… là chủ yếu.

Ứng dụng của chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải giấy

Do nước thải ngành giấy được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau nên thông thường nước thải chế biến giấy có nồng độ ô nhiễm BOD, COD, SS là tương đối cao và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nếu xả thải trực tiếp ra môi trường.

Nguồn: EcoClean t/h.