Nước thải dệt nhuộm gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ xuất hiện tại những khu công nghiệp cao hay những vùng đô thị mà còn xuất hiện cả ở những vùng nông thôn, nơi có nghề truyền thống là dệt nhuộm. Và đây là một trong những vấn đề nan giải mà nhà nước ta hiện nay vẫn đang tìm cách giảm thải vấn đề ô nhiễm từ nghề dệt nhuộm truyền thống tại những vùng nông thôn này.
Nước thải dệt nhuộm gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ xuất hiện tại những khu công nghiệp cao, hay những vùng đô thị mà còn xuất hiện cả ở những vùng nông thôn, nơi có nghề truyền thống là dệt nhuộm. Và đây là một trong những vấn đề nan giải mà nhà nước ta hiện nay vẫn đang tìm cách giảm thải vấn đề ô nhiễm từ nghề dệt nhuộm truyền thống tại những vùng nông thôn này. Bởi những tác hại của nước thải dệt nhuộm tại các làng nghề là quá lớn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây ô nhiễm môi trường tại những nơi mà chúng ta cho rằng có bầu không khí trong lành và có nguồn nước sạch tự nhiên.
Đặc trưng của ngành dệt nhuộm nói chung và dệt nhuộm tại những vùng làng nghề truyền thống nói riêng là sử dụng rất nhiều nước nên lượng nước thải ra là rất lớn. Trong quá trình dệt nhuộm nhiều hóa chất, cũng như thuốc nhuộm được sử dụng nên thành phần các chất ô nhiễm phức tạp và khó xử lý. Những tạp chất được tách ra từ sợi vải chất bẩn, dầu, sáp, hợp chất chứa nitơ, pectin (trong quá trình nấu tẩy), chuội tơ và các hóa chất (sử dụng trong quy trình xử lý vải như hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3,) các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt. Khoảng 10 - 30% lượng thuốc nhuộm và hóa chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng với nước thải.
Cũng giống như dệt nhuộm đô thị ảnh hưởng đến môi trường sống, dệt nhuộm tại những làng nghề truyền thống vùng nông thôn không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, mà còn tác động đến không khí, ô nhiễm rác thải và tiếng ồn.
Bụi bông sinh ra trong quá trình giàn sợi, đánh ống xe sợi, dệt vải. Hơi hóa chất phát sinh trong quá trình nấu, tẩy, nhuộm do sử dụng hóa chất ở nhiệt độ cao và hầu hết các thiết bị sản xuất đều là thiết bị hở. Hơi hóa chất chủ yếu là bazo, HCl, Cl2, CH3COOH, chất tẩy giặt. Khí thải lò đốt chứa nhiều thành phần ô nhiễm môi trường không khí như CO2, SO2, CO, NOx và bụi gây ra các vấn đề ô nhiễm không khí.
Xơ nhộng, vụn bông, tơ vụn trong quá trình dệt phát sinh ra nhiều rác thải, gây ô nhiễm rác thải. Thiếu ánh sáng, chế độ gió và ẩm gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
Thực trạng nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vùng nông thôn. Photo by internet
Với những đặc trưng của nước thải dệt nhuộm thì những người sống gần khu vực có nước thải dệt nhuộm, hay những người tiếp xúc nhiều với loại nước thải nguy hiểm này thường mắc các bệnh về da, không khí bị ô nhiễm gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, tiêu hóa và suy nhược thần kinh là rất cao. Dần về sau những chất độc hại từ nước thải dệt nhuộm tích tụ ngày một nhiều trong cơ thể gây ra các bệnh mạn tính, sau đó là đột biến gen rồi hình thành các tế bào ung thư và di căn, cuối cùng là tử vong.
Một báo cáo mới đây cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là nhòm người trong độ tuổi lao động tại làng nghề dệt nhuộm đang có xu hướng cao. Tuổi thọ trung bình tại các làng nghề dệt nhuộm như: Tương Giang, Bắc Ninh, Đông Yên, Quảng Nam, Thái Thương, Thái Bình và làng ươm tơ Cổ Chất, Nam Định ngày càng giảm, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5-10 năm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại những làng nghề dệt nhuộm một phần là do trang thiết bị phục vụ quá trình dệt nhuộm lạc hậu. Vì thế Nhà nước cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ về tài chính (thông qua nguồn vốn vay ưu đãi) để các làng nghề dệt lụa tơ tằm đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất thay thế dần công cụ thủ công lạc hậu. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hỗ trợ vay ưu đãi thấp cho những hộ sử dụng các thiết bị tiên tiến để phục vụ quá trình dệt nhuộm, tạo ra ít chất thải.
Ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề.
Thực hiện xử phạt nghiêm đối với những hộ gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề
Có thể hình thành tổ chức quản lý môi trường tại các làng nghề, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà môi trường, nhà lập kế hoạch với cộng đồng làng nghề.
Các làng nghề dệt nhuộm tơ tằm tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các quy định, hiệp ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình.
Tổ chức thu gom và xử lý chất thải, bố trí bãi rác hợp vệ sinh, thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường, lập quỹ bảo vệ môi trường và thu phí vệ sinh.
Quy hoạch và phát triển làng nghề, các giải pháp về kinh tế (phí môi trường và xử phạt vi phạm về môi trường)
Mở các lớp tập huấn hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm, áp dụng các quy trình xử lý như cơ học, xử lý sinh học ứng dụng vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm vào trong hệ thống và xử lý hóa lý, nhằm xử lý triệt để nước thải ra môi trường tiếp đạt chuẩn của nhà nước quy định.