Đang gửi

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CAO SU ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG

30/11/2018

Ngành công nghiệp chế biến cao su là một trong những ngành công nghiệp lâu đời và phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Bên cạnh đó, ngành cũng có những tác động đến môi trường sống hiện nay. 

Tổng quan về ngành công nghiệp cao su

Ở nước ta, ngành công nghiệp sản xuất cao su là một trong các ngành công nghiệp có bề dày truyền thống lâu đời. Và trong thời kỳ phát triển như hiện nay thì ngành công nghiệp cao su đã chiếm cho mình một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách Nhà nước và giúp giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động.

Xét về nhiều khía cạnh, nước ta hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để ngành công nghiệp cao su có thể phát triển mạnh mẽ. Theo các chuyên gia ECOCLEAN thì:

    -  Thứ nhất, Việt Nam có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ,… rất phù hợp để phát triển ngành cao su tự nhiên. Nhận thức được điều đó nên đã từ lâu mô hình trồng cây cao su tập trung quy mô lớn đã được hình thành ở một số vùng như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ,…

    -  Thứ hai, ngành cao su tự nhiên đã được Chính phủ xác định là một trong những ngành tập trung phát triển mạnh và nhận được nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ, với quy hoạch phát triển theo các vùng/miền có thế mạnh như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc, Duyên Hải Nam Trung Bộ.

    -  Thứ ba, nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng ngày càng tăng cao. Theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, chế tạo máy, sản xuất tiêu dùng,… cần sử dụng nguyên liệu đầu vào là cao su với số lượng rất lớn.

    -  Thứ tư, chi phí sản xuất trong ngành cao su tại Việt Nam thấp cũng chính là một yếu tố quan trọng hỗ trợ sự phát triển ngành.

nhung-tac-dong-cua-nganh-cong-nghiep-cao-su-den-moi-truong-song

Cùng với những yếu tố thuận lợi thì hiện nay, ngành sản xuất cao su tại Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vô cùng to lớn. Đó là việc ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng (chế tạo máy bay, ô tô, xe máy, ngành chế tạo máy, y tế,…) trên thế giới đang ngày càng phát triển và nhu cầu đối với nguyên liệu đầu vào là cao su ngành càng cao. Bên cạnh đó, với việc mở rộng hợp tác phát triển trồng rừng cao su ra các nước bạn như: Lào, Campuchia, Myanmar,… cũng tạo ra cơ hội mở rộng diện tích trồng và khai thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Song, bên cạnh những cơ hội và thuận lợi là những điểm yếu cần khắc phục. Đó là ngành cao su trong nước đang gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích gieo trồng. Tỷ trọng các rừng cao su già cỗi của ngành cao su Việt Nam đang ở mức cao khiến chất lượng và năng suất khai thác sụt giảm. Cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu ở dạng thô mà chưa sản xuất được cao su tổng hợp. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, những biến động giá tại thị trường này.

Ngoài ra, ngành cao su cũng gây ra nhiều hậu quả về ô nhiễm môi trường. Và trong bài viết này, ECOCLEAN muốn gửi đến bạn đọc những tác động của ngành công nghiệp cao su đến môi trường sống hiện nay.

(*) Lưu ý: Bài viết có sử dụng một số dữ liệu từ nhà máy chế biến cao su Hòa Lâm - Vũng Tàu.

I. Ô nhiễm do nước thải

Tại Việt Nam, mặc dù phần lớn xí nghiệp hiện nay đều áp dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến như phương pháp hóa lý hay phương pháp sinh học sử dụng vi sinh xử lý nước thải cao su… Song, bên cạnh đó vẫn có không ít xí nghiệp xử lý nước thải chưa thật sự hiệu quả. Điều này đã khiến nguồn nước tại ao/hồ lân cận bị ô nhiễm.

nhung-tac-dong-cua-nganh-cong-nghiep-cao-su-den-moi-truong-song

Một số nguồn gây ô nhiễm

Nước thải ngành chế biến cao su chủ yếu gồm 2 nguồn chính như sau:

    -  Nước thải sinh hoạt thải ra từ khu vực văn phòng, bếp ăn tập thể, hay từ các khu nhà vệ sinh,… Đặc điểm của nước thải tại các khu vực này thường chứa nhiều thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N,P) và hàng loạt vi sinh gây bệnh.

    -  Nước thải từ phân xưởng sản xuất mủ cốm, bao gồm: nước thải từ các mương đánh đông, máy cắt, ép,… Và nước thải từ phân xưởng mủ tạp, bao gồm: nước thải bể ngâm mủ tạp, nước thải từ máy cán, máy cắt,… Đặc điểm của nước thải tại các khu vực này có nồng độ ô nhiễm rất cao do chứa các thành phần COD, Ammonium và Photpho, độ pH thấp. Hàm lượng N-NH3 trong nước thải cao su chủ yếu là do việc sử dụng chất đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ, đặc biệt là trong chế biến mủ li tâm. Bên cạnh đó, hàm lượng Photpho trong nước thải rất cao. Chính vì thế, nước thải của mủ cao su có mùi hôi.

Trong chế biến cao su khô, nguồn gốc nước thải phát sinh từ các công đoạn như: khuấy trộn, đánh đông mủ và gia công cơ học. Trong đó, nước có nồng độ chất thải ô nhiễm cao nhất là nước Serum. Hệ thống bể lắng không có nắp đậy làm mùi hôi bốc lên rất khó chịu (đặc biệt vào những ngày trời nắng).

II. Ô nhiễm do rác thải rắn

Rác thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất tại các xí nghiệp chế biến cao su đến từ các nguồn:

    -  Chất thải trong quá trình sinh hoạt: Là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy, chủ yếu là thực phẩm dư thừa trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên chức.

    -  Chất thải sản xuất kinh doanh: Là những sản phẩm lỗi hoặc kém chất lượng được thải bỏ, hay vụn mỏ cao su, bao bì, rác văn phòng,… Các loại rác thải này tuy không mang tính độc hại nhưng nếu không có biện pháp thu gom xử lý sẽ gây tồn đọng mất vệ sinh, tạo mùi hôi và gây ô nhiễm đất cũng như tác động xấu đến nguồn nước ngầ. Bên cạnh đó, các bãi rác sẽ trở thành hôi thối và sẽ là nơi trú ngụ của các loài  gây bệnh trung gian như: ruồi, muỗi, chuột,… 

    -  Bùn, rác thải từ công trình xử lý nước thải.

III. Ô nhiễm do khí thải

Các loại khí độc phát sinh từ hoạt động chế biến mủ cao su chủ yếu gồm: H2S (sulfuahydro), NH3(amoniac), CH4(methane), các khí acid: NOx, SOx, CO … Trong các chất khí này, chất gây mùi hôi chủ yếu là H2S và NH3. Các loại khí này nếu tiếp xúc ở nồng độ cao, trong thời gian dài có thể gây ngộ độc cấp tính cho người và động vật.

Do quá trình sấy cao su

Khi cao su khối ở nhiệt độ 1100C các chất hữu cơ gây mùi hôi như các Axit hữu cơ, axit béo dễ bay hơi, khí H2S, NH3, metan và hơi nước bị bay hơi vào môi trường gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Trong đó, quan trọng nhất là H2S vì tiêu chuẩn của H2S rất thấp chỉ có 2mg/m3 đối với tiêu chuẩn công nghiệp và 0.008mg/m3 đối với tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Hệ số tải lượng ô nhiễm của H2S trong quá trình sấy mủ cao thường vào khoảng 0.05kg/tấn sản phẩm.

Do quá trình đánh đông

Khi gây ô nhiễm chủ yếu là NH3 và Axit Axetic ở dây chuyền mủ nước. Do quá trình thao tác diễn ra ở các thiết bị hở nên các khí này thoát ra môi trường là không thể tránh khỏi. Chính vì thế, các khí độc từ lò sấy và dây chuyền mủ nước cần được quan tâm xử lý thích hợp nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Do một số chất gây ô nhiễm không khí khác

Chất Con đường tiếp xúc Ảnh hưởng
SOx, NOx Qua niêm mạc ẩm ướt Gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể
CO Hô hấp Tăng khả năng vận chuyển của máu đến các tổ chức tế bào
CO2 Hô hấp Rối loạn hô hấp phổi và tế bào
THC Hô hấp , qua da Suy nhược co giật, rối loạn tim
Chì Hô hấp Gây rối loạn cơ quan hô hấp

Lời kết

Như vậy, ECOCLEAN vừa điểm qua những tác động của ngành công nghiệp chế biến cao su đến môi trường sống tại Việt Nam hiện nay. Qua đó cũng chia sẻ thêm một số sản phẩm vi sinh xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả cao. Hy vọng, bài viết này sẽ cung cấp thêm kiến thức về ngành cao su cho bạn đọc, cũng như cung cấp thêm dữ liệu phục vụ cho công việc. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Internet - EcoClean t/h.